Quách Ngọc Tuyên: Tôi không được Lý Hải ưu ái khi đóng 'Lật mặt 7'
Hiện tại đang nuôi 2 con mèo để làm thú cưng, Võ Thị Phương (24 tuổi), ngụ ở đường Quách Xân, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng), chia sẻ bắt đầu chăm sóc chúng từ năm 2019. “Ban đầu mình nuôi 5 con nhưng hiện tại chỉ còn có 2. Mình thương tụi nó nên xem như người thân, gọi con và xưng mẹ. Thời gian rảnh mình đều quấn quýt bên tụi nó, vuốt ve, ôm ấp và thậm chí là cho ngủ chung”, Phương chia sẻ.Hạ tầng y tế trăm tỉ nằm chờ trang thiết bị
Ngày 24.1, trao đổi với PV Thanh Niên, đại diện Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (thuộc Bộ GTVT) cho biết, khối lượng tổng thể tại dự án cầu Rạch Miễu 2 đã đạt gần 80%, vượt tiến độ chung so với kế hoạch hơn 4%. Riêng phần cầu chính Rạch Miễu 2 bắc qua sông Tiền, nối 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, vượt tiến độ hơn 24%.Cụ thể: Về phần đường, đang thi công trên toàn bộ tuyến dài khoảng 14 km và đã hoàn thành 100% công tác đắp gia tải xử lý đất yếu (đang giai đoạn chờ cố kết), đang tiến hành dỡ tải được 10/14km, rải bê tông nhựa theo từng phân đoạn được khoảng 4km. Toàn bộ phần cầu và đường thuộc dự án trên địa bàn tỉnh Bến Tre sẽ hoàn thành trước ngày 30.6 năm nay.Về phần cầu, đã hoàn thành 4/6 cầu (cầu Xoài Hột, cầu Mỹ Tho, cầu Tam Sơn và cầu Ba Lai), còn 2 cầu đang triển khai thi công là cầu chính Rạch Miễu 2 và cầu Sông Mã. Trong đó, cầu Sông Mã sẽ hoàn thành trước tháng 6.2025, cầu Rạch Miễu 2 dự kiến hợp long vào tháng 8.2025.Vẫn theo đại diện đơn vị chủ đầu tư, hiện nay, trên công trường, các đơn vị thi công tiếp tục duy trì triển khai thi công 3 ca, 4 kíp, với 30 mũi thi công, khoảng 150 đầu thiết bị thi công, 500 công nhân và 83 cán bộ kỹ thuật.Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các đơn vị đã chủ động có kế hoạch sắp xếp, tổ chức thi công các hạng mục chính đến ngày cuối cùng của năm âm lịch 2024. Trong những ngày Tết Ất Tỵ vẫn triển khai các công tác phụ trợ, bảo dưỡng bê tông, bảo dưỡng mặt đường, đảm bảo công tác an toàn…Các đơn vị luân phiên các tổ đội triển khai trên công trường để đảm bảo công nhân và kỹ sư có cái tết bên gia đình và song song hoàn thành nhiệm vụ chung của dự án.Chưa hết tháng 1.2025, nhưng chủ đầu tư dự án cầu Rạch Miễu 2 cho biết đã giải ngân hơn 245/673 tỉ đồng của kế hoạch bố trí vốn năm 2025. Chủ đầu tư dự kiến, với tiến độ và kế hoạch thi công sẵn có, dự án cầu Rạch Miễu 2 sẽ được thông xe kỹ thuật ngày lễ Quốc khánh 2.9.2025 và hoàn thành toàn bộ dự án trước 30.10.2025 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.Dự án cầu Rạch Miễu 2 có điểm đầu tại ngã tư Đồng Tâm (nút giao giữa QL1 với đường tỉnh 870, thuộc địa phận H.Châu Thành, Tiền Giang. Điểm cuối tại Km16+660 QL60, cách mố phía bắc cầu Hàm Luông khoảng 0,71km, thuộc địa phận TP.Bến Tre, Bến Tre. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 6.810 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước.
'Trung tâm Báo chí TP.HCM vận động tài trợ sự kiện tôn vinh nhà báo' là tin bịa đặt
Xuất hiện tại một sự kiện ở TP.HCM, Nhã Phương chọn chiếc váy tông màu vàng, giúp tôn lên nhan sắc rạng rỡ. Sau khi sinh con thứ hai, nữ diễn viên nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon thả. Nhờ vậy, cô tự tin khi diện những trang phục gợi cảm, khoe vòng eo "con kiến". Kể từ khi kết hôn cùng Trường Giang, sao phim Cây táo nở hoa khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi tổ ấm viên mãn, hạnh phúc. Nhiều người cho rằng đây là bí quyết giúp Nhã Phương trẻ trung, tự tin khi đọ sắc cùng dàn người đẹp như Khả Ngân, Yến Trang, Lê Hoàng Phương, Ngọc Châu...
Chiều 11.2, Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể T.Ư (Đảng ủy) tổ chức hội nghị công bố các quyết định thành lập các đảng bộ, chi bộ trực thuộc. Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú tham dự hội nghị.Tại hội nghị, Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể T.Ư công bố quyết định thành lập 22 tổ chức đảng trực thuộc; chỉ định ban thường vụ, ban chấp hành, bí thư, phó bí thư cũng như các quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các tổ chức đảng này.Hội nghị cũng nghe công bố định thành lập các ban tham mưu, giúp việc và Cơ quan Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể T.Ư, cũng như tổ chức bộ máy, nhân sự các cơ quan này.Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến việc công bố 22 đảng bộ, chi bộ trực thuộc Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể T.Ư sẽ "đi vào lịch sử" Đảng bộ.Ông Chiến cũng cho biết, Ban Thường vụ Đảng ủy cũng thành lập 4 cơ quan tham mưu, giúp việc và Cơ quan Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của Đảng ủy; đồng thời bố trí 26 cán bộ, công chức, viên chức và 4 cán bộ hợp đồng do Ban Tổ chức T.Ư giới thiệu làm việc tại các cơ quan này.Ông Chiến yêu cầu các bí thư, cấp ủy các tổ chức đảng vừa thành lập khẩn trương kiện toàn bộ máy và bắt đầu làm việc ngay theo quy chế mới, không để gián đoạn.Bí thư Đảng ủy Đỗ Văn Chiến cũng lưu ý các đảng bộ, chi bộ trực thuộc khẩn trương hoàn thiện phương án sắp xếp tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế và báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện theo mô hình mới từ 1.3 tới."Chúng tôi đã cho ý kiến lần thứ nhất về phương án này, tinh thần chung là thấp nhất cũng giảm 46% đầu mối cơ quan", ông Chiến nói, cho biết, Thường vụ Đảng ủy sẽ cho ý kiến "có tính chất" lãnh đạo một lần nữa về các phương án sắp xếp trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.Ông Chiến cũng nhấn mạnh, quá trình triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy phải thực hiện đồng bộ các giải pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức cán bộ để hạn chế thấp nhất các vướng mắc có thể phát sinh.Ngoài nội dung trên, ông Đỗ Văn Chiến yêu cầu các đảng bộ, chi bộ trực thuộc chuẩn bị kỹ lưỡng cho đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể T.Ư nhiệm kỳ 2025 - 2030; đặc biệt là về văn kiện và nhân sự, đảm bảo sau đại hội các cơ quan, đơn vị phải hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình."Nội dung cần được quan tâm thảo luận kỹ là đảng bộ, chi bộ cơ quan, đơn vị mình phải làm gì, làm thế nào để đóng góp công sức, trí tuệ vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, xây dựng đất nước giàu mạnh, phồn vinh", ông Chiến nêu.Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam cũng chỉ rõ, một trong những việc cụ thể là tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, hội viên, đoàn viên nỗ lực đóng góp để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025 và hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các gia đình chính sách, khó khăn.Cùng với đó là quán triệt, ban hành các chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. "Đây là nghị quyết có tính chất đột phá để đất nước bước vào kỷ nguyên mới", ông Chiến nhấn mạnh.
Việt Nam đang thay đổi "gu" cà phê thế giới
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.